top of page

2 MẸO THIẾT KẾ ÁNH SÁNG CƠ BẢN MÀ AI CŨNG NÊN NẮM

Sau một ngày dài, chúng ta mong trở về nhà, nằm lên chiếc giường ấm áp và mềm mại của mình để xua tan đi cái mệt mỏi của một ngày làm việc. Trong ngôi nhà, phòng ngủ là nơi mang lại cảm giác an toàn nhất và chiếc giường là “cái ổ” ấm áp nhất. Phòng ngủ có nhiều sức sống hay không phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng. Ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thoải mái, dễ chịu, giúp bạn thư giãn, nghỉ ngơi. Ánh sáng tự nhiên buổi sáng sớm giúp bạn tràn đầy năng lượng vào ngày mới.

Hãy cùng lấy ngay bí kíp cơ bản và góc nhìn về việc thiết kế ánh sáng cho phòng ngủ một cách hợp lý nhất nhé

Vì phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi nên mọi thứ trong không gian này cần được tính toán, bố trí để tạo nên sự thoải mái nhất. Ánh sáng không được quá chói, tuy vậy cũng không được thiếu khi cần thiết.

1. THIẾT KẾ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN CHO PHÒNG NGỦ

Đầu tiên, một không gian nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ luôn sinh động và tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, ánh sáng tự nhiên giúp bạn có cảm giác phòng ngủ thoáng đãng, rộng rãi hơn và tạo ra những cảm giác khác nhau theo từng thời điểm trong ngày.

Ngoài ra, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên thường xuyên giúp con người khỏe khoắn, tỉnh táo và minh mẫn hơn là chỉ tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên còn giúp tiêu diệt các nấm mốc, vi khuẩn gây hại tồn đọng trong căn phòng, mang đến một môi trường sống trong lành cho gia chủ hơn. Đồng thời, thiết kế ánh sáng tự nhiên cho căn phòng cũng giúp tiết kiệm nhiều chi phí hơn cho việc chiếu sáng trong nhà.

Chính vì thế, mỗi phòng ngủ nên được thiết kế để có cửa sổ lấy sáng tự nhiên. Tùy vào đặc điểm từng ngôi nhà, từng phòng ngủ,... mà thiết kế cửa sổ lấy sáng lớn nhỏ, cao thấp,... khác nhau. Cửa sổ mang ánh sáng trực tiếp từ bên ngoài vào phòng, vì thế thường gây chói mắt nếu không có giải pháp che chắn.

Nếu bạn có thói quen nghỉ trưa, cửa sổ sẽ làm không gian phòng ngủ quá sáng dù nhiều lúc ánh nắng không chiếu trực tiếp. Nguyên nhân là của việc này là sự phản xạ ánh sáng, tạo nên ánh sáng gián tiếp chiếu vào trong không gian phòng ngủ, dẫn đến việc khó ngủ. Vì thế, nếu bạn có thói quen nghỉ trưa thì hãy bổ sung thêm rèm che, lam chắn sáng hoặc sử dụng cửa hai lớp (cửa lá sách và kính) cho phòng ngủ, giúp bạn có giấc ngủ trưa thoải mái nhất.

2. THIẾT KẾ ÁNH SÁNG NHÂN TẠO CHO PHÒNG NGỦ

Đây là vấn đề khá chuyên môn và nên nhờ đến sự hiểu biết của kiến trúc sư về không gian và tâm lí con người Hiện nay, nhiều gia đình xem phòng ngủ như nơi sinh hoạt chung của cả nhà, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Vì thế nhu cầu cần có một không gian sáng, thoáng mát nhưng vẫn phải đảm bảo có ánh sáng nhẹ tạo cảm giác thư giãn, thoải mái. Giải pháp ở đây là bố trí hai hoặc nhiều cụm đèn riêng biệt: Một sử dụng ánh sáng mạnh từ đèn led trắng sử dụng cho những lúc vui chơi, sinh hoạt; một sử dụng ánh sáng vàng nhẹ cho khoảng thời gian cần thư giãn hoặc lúc đi ngủ.

Nếu bạn có thói quen đọc sách trước khi ngủ, thì bạn nên bố trí một chiếc đèn có thể thay đổi ánh sáng đặt ở đầu giường. Khi đọc sách bạn cần ánh sáng tập trung và có thể giảm cường độ khi làm những công việc khác. Vừa tiết kiệm năng lượng vừa tạo cảm giác thoải mái cho đôi mắt. Ánh sáng tại vị trí đầu giường nên là màu vàng nắng, vừa tạo sự ấm cúng, vừa tốt cho mắt của bạn.

Ngoài ra, một lưu ý quan trọng nữa là bạn nên chú ý đến chất lượng nguồn sáng hơn là mẫu mã đèn. Ánh sáng nhân tạo có gây hại cho mắt hay không quyết định rất lớn bởi độ ổn định về ánh sáng của đèn. Nguồn sáng nhân tạo có độ ổn định không cao sẽ mờ dần theo thời gian, làm mắt bạn điều tiết nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Bạn nên hỏi cặn kẽ người có chuyên môn về những loại đèn có ánh sáng ổn định, có tuổi thọ đèn cao, được thiết để bảo vệ cho mắt. Thông thường chỉ những nhà sản xuất đèn uy tín mới tạo ra những loại đèn này và giá của chúng có thể cao hơn gấp đôi bình thường, tuy nhiên khoảng đầu tư đó giúp bạn bảo vệ đôi mắt và sức khỏe của mình.

Trên đây là những kiến thức về thiết kế ánh sáng hợp lý cho phòng ngủ. Hi vọng qua bài viết này các bạn có kiến thức để chọn thiết kế ánh sáng phù hợp cho mình và gia đình.

Featured Posts
Chưa có bài đăng nào được xuất bản bằng ngôn ngữ này
Khi có bài đăng mới, bạn sẽ thấy chúng ở đây.
Recent Posts
Archive
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
Chưa có thẻ nào.
bottom of page